LỚP 5TOÁN LỚP 5LỚP 6TOÁN LỚP 6VẬT LÍ LỚP 6TIẾNG ANH LỚP 6VĂN MẪU LỚP 6SINH HỌC LỚP 6LỚP 7NGỮ VĂN LỚP 7VĂN MẪU LỚP 7LỚP 8NGỮ VĂN LỚP 8VĂN MẪU LỚP 8LỚP 9TOÁN LỚP 9NGỮ VĂN LỚP 9VĂN MẪU LỚP 9TIẾNG ANH LỚP 9SINH HỌC LỚP 9LỚP 10VĂN MẪU LỚP 10LỚP 11VĂN MẪU LỚP 11LỚP 12TIẾNG ANH LỚP 12VĂN LỚP 12
Hiện nay, trên thị trường đồ chơi trẻ em ở Việt Nam xuất hiện không ít các mặt hàng ngoại nhập từ nước ngoài vào. Các món hàng đắt tiền được bày bán trong tủ kính với những giá cắt cổ. Còn những món đồ chơi cổ truyền Việt Nam đã đi vào lãng quên, ít ai màng tới. Đó là thứ đồ chơi một thời, là niềm say mê của biết bao thế hệ.
Từ vài năm trở lại đây, những chiếc mặt nạ ông địa đã được các nhà sản xuất đổi mới mẫu mã, hình dáng trang trí để rồi tung ra thị trường. Chiếc mặt nạ – đồ chơi dân gian của trẻ nhỏ bỗng chốc trở thành một mặt hàng được ưa chuộng để trang trí nội thất. Các nghệ nhân làm mặt nạ đã trang trí ra phía sau của những chiếc mẹt to nhỏ đủ cỡ và kiểu dáng. Họ còn cải tạo lại chất liệu làm mặt nạ. Sử dụng vỏ dừa được đánh bóng và sơn tự nhiên rồi khéo léo tạo thành những mặt nạ đủ màu sắc. Có thể gắn thêm những sợi len trang trí làm tóc, râu hai bên mẹt cho sinh động hơn. Một số loại mặt nạ gỗ và mặt nạ kim loại còn tạo được nên những khuôn mặt biểu lộ tình cảm như : hỉ (mừng), nộ giận), ái (yêu), ố (ghét),… Trên phố Hàng Gai, một con phố nổi tiếng về các mặt hàng lưu niệm bán rất nhiều loại mặt nạ các loại. Cái bằng gỗ, bằng gốc tre già, bằng giấy bồi, bằng nan, bằng nhựa,… Theo một số người thì mặt na nan rất phù hợp với những căn phòng có màu tường tối và nội thất đa số bằng tre hay gỗ. Giá của các loại này chỉ khoảng từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/chiếc. Mặt hàng này được bày bán nhiều trên các phố Lương Văn Can, Hàng Lược và nhiều phố khác ở Hà Nội…
Từ xa xưa, đèn lồng là một loại đèn được ưa chuộng ở Trung Quốc, chúng dùng để trang trí, dùng trong các dịp lễ hội và còn là loại dụng cụ cần thiết trong gia đình (đa số là quý tộc). Ở Việt Nam, đèn lồng là một thứ đồ chơi được trẻ em ưa chuộng trong dịp Tết Trung thu. Đặc biệt những chiếc đèn lồng mang hình ông sao, hoa sen, thỏ Ngọc,… là được các em nhỏ thích nhất.
Đang xem: Thuyết minh về cách làm một món đồ chơi dân gian
Phú Bình là một xóm làm đèn lồng ở gần Công viên Đầm Sen, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng dân cư ở đây đa phần là người làng Báo Đáp, tỉnh Nam Định. Sau năm 1954, nhiều người Nam Định đã li hương vào Sài Gòn, mang theo cố nghề truyền thống của quê hương mình. Tuy nhiên nghề này khá cực khổ, vất vả và rất tốn thời gian. Tháng bảy là tháng bận rộn nhất, người lao động phải làm việc cả ngày lẫn đêm để đủ hàng cho mùa thu. Muốn làm một chiếc đèn lồng phải nhiều công đoạn. Trước hết, các nghệ nhân phải vót tre và uốn móng thanh tre như ý muốn. Sau đó họ dán giấy màu xung quanh và trang trí. Hiện nay, do khối lượng công việc nhiều nên các công việc đơn giản người thợ thủ công có thể giao cho những gia đình không chuyên để họ có thêm công ăn việc làm.
Xem thêm: Top 8 Phần Mềm Học Tiếng Anh Online Miễn Phí Cực Hay, Duolingo: Học Tiếng Anh Miễn Phí
Làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây vốn nổi tiếng với nghề nặn tò he tinh xảo từ bột gạo nhuộm màu. Ngày nay, món đồ chơi đơn giản này vẫn mua vui cho trẻ em vào ngày Trung thu. Tuy nhiên rất ít ai biết rằng nghề nặn tò he của làng đã có từ khoảng 300 năm nay. Nhưng rất tiếc là trong cuộc chiến tranh Pháp – Việt thì cuốn gia phả bị cháy nên không thể biết ông tổ của làng là ai. Những người làm tò he thường không truyền nghề cho con gái vì họ sợ khi đi lấy chồng, con gái có thể tiết lộ bí mật cho nhà chồng.
Xem thêm: down phần mềm photoshop
Theo một nghệ nhân cao tuổi ở làng Xuân La thì bí quyết nặn tò he thành công nằm ở hoa tay và khâu làm bột. Gạo xay mịn như bột, sau đó cho nước vào nồi nhào thật nhuyễn, cho đến khi bột quyện dính vào với nhau. Thả cục bột vào nồi nước, đế sôi độ một giờ đồng hồ, khi bột nổi, chim rồi lại nối thì vớt ra rồi nhuộm thành bảy màu : trắng, xanh, đen, vàng, tím, hồng, đỏ. Điều hay nhất về tò he là dù có về bảy màu với nhau thì vẫn không bị nhoè, không lẫn vào với nhau, màu nào vẫn ra màu ấy. Bao nhiêu thế hệ trẻ em Việt Nam đã từng mê mẩn khi ngắm nhìn người thợ làm trực tiếp ngay trên vỉa hè để bán cho khách. Các em cũng vô cùng thích thú khi được mẹ mua cho một con tò he mỗi khi đi chợ về.
Ngày nay, đồ chơi nhựa, đồ chơi điện tử tràn ngập phố phường, từ thành thị đến nông thôn. Cho dù tò he không thể cạnh tranh với những đồ chơi ấy thì người Xuân La tự hào rằng làng họ có nghề gia truyền mà không dễ làng quê nào khác có được. Ngày nay, người nặn tò he có mặt trên khắp cả nước, thậm chí cả ở Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. Điều này chứng tỏ nghề tò he không hề mất. Con tò he tuy bé nhỏ, nhưng nó mang nặng tâm tình, danh dự của cái nghề đã gắn liền với những người làng Xuân La ngày nay.
Đồ chơi dân gian tuy không được dùng đại trà và rộng rãi song sự có mặt của nó chứng tỏ nghệ thuật dân gian của các nghệ nhân vẫn được coi trọng. Thứ đồ chơi nhỏ bé đó vẫn thể hiện được vẻ đẹp của đời sống văn hoá riêng của dân tộc ta. Ông ngoại em vẫn nói : “Nhìn thứ đồ chơi bé nhỏ, ngộ nghĩnh đó cứ thấy bồi hồi, xao xuyến nhớ về thuở ấu thơ hồn nhiên và nhỏ dại.”